Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chân vòng kiềng- Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

(Tuticare Lê Đức Thọ) - Khi còn nhỏ, chân bé rất yếu ớt, nếu không cẩn thận đề phòng rất dễ dẫn đến tình trạng "chân vòng kiềng".
Chắc hẳn không ít bà mẹ trẻ thường xuyên thắc mắc: "Vì sao chân bé không thẳng? Liệu có phải bé bị "chân vòng kiềng? Liệu có uốn chân bé đẹp như người mẫu được không?..." Tuy nhiên, sự thật là trẻ mới sinh chân đều cong như vậy và sẽ thay đổi khi bé lớn lên, không cần phải uốn nắn. 
Dù vậy, cũng có một số bé lớn lên chân vẫn cong như cũ, nguyên nhân chắc chắn khiến các mẹ đều phải bất ngờ. Hãy từ từ phân tích và tìm hiểu vì sao chân bé lại "cong" để phòng tránh nhé!
Thế nào là "chân vòng kiềng"? "Chân vòng kiềng" có nguy hiểm không?
Chân vòng kiềng, tên khác là chân cong, hay chân chữ O. Y học còn gọi "đầu gối ngược", chỉ các khớp đầu gối không duỗi thẳng được, hai bên đầu gối không thể khép sát, cẳng chân hướng vào trong.
Chân vòng kiềng ảnh hưởng tới dáng đi, vóc dáng của bé, khiến bé dễ bị bạn bè cười nhạo và thiếu tự tin. Đồng thời, chân vòng kiềng nghiêm trọng còn dễ gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến bé bị "chân vòng kiềng"
1. Thiếu canxi
Vitamin D có khả năng hấp thu canxi. Khi cơ thể thiếu vitamin D, bé dễ mắc bệnh còi xương. Nếu bệnh này kéo dài đến khi bé 1 tuổi - thời gian bắt đầu tập đi, chân bé sẽ phải chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, khiến hai chân hướng ra bên ngoài, tạo thành "vòng kiềng". 
Ngoài ra, từ 0 - 2 tuổi bé sẽ lớn rất nhanh, cần rất nhiều canxi nên không bổ sung kịp thời sẽ khiến chân cong.

2. Tập đứng, tập đi quá sớm
Nhiều bé thích tập đứng từ rất sớm, tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà luôn cho bé đứng thẳng, bởi đây là giai đoạn bé phát triển nhanh nhất. Lúc này, xương sụn là thành phần chủ yếu trong cấu tạo xương, mà xương sụn lại có tính đàn hồi và rất dẻo nên cơ thể không chắc chắn rất dễ bị cong. Lâu dài như vậy, chân bé sẽ trở nên dị dạng, tạo thành vòng kiềng.

3. Một số thói quen xấu khác
+ Cho bé đi giày da cứng qua sớm: Lúc này chân bé vẫn rất yếu ớt, đi giày cứng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hai chân.
+ Ngồi quỳ chân hình chữ W: Tới gian đoạn tập bò và tập ngồi, bé rất thích ngồi quỳ kiểu chữ W. Tư thế này sẽ khiến chân bé dễ bị cong. Do đó, tốt nhất mẹ nên ít cho bé ngồi quỳ kiểu chữ W.
+ Cho bé ngồi xe tập đi: Việc cho bé ngồi xe tập đi sẽ làm chậm quá trình phát triển cũng như học đi của bé. Khi ngồi xe tập đi, góc chân bé sẽ không cần dùng lực, tạo thói quen ngón chân trước chạm đất, khiến chân vòng kiềng, chân hình chữ X.

Cách chữa "chân vòng kiềng" cho bé
1. Xoa bóp, massage
Massage theo hướng khớp đầu gối bị dị dạng: hai tay đặt hai bên chân bé, dùng ngón cái ấn vào phần nhô ra trên đầu gối. Sau đó, hai tay dùng lực ấn vào phần gân bắp thịt trên chân, giúp hai bên dây chằng giãn ra, vị trí khớp lệch cũng dần lỏng ra và trở về bình thường. Mỗi ngày massage từ 3 - 5 lần.

2. Tập đi thẳng
Lúc này, mẹ sẽ cho bé đi ngược về phía sau, chú ý hướng đi phải thẳng, gót chân chạm đất, bước không xiên vẹo. Mỗi lần đi 8 bước.
3. Rèn luyện phần bắp thịt trong chân
Tách hai chân bé rộng bằng vai và hơi khum vào bên trong. Sau đó, mẹ cho bé đứng lên ngồi xuống khoảng 20 cái. Một ngày tập từ 2 - 4 lần. Chú ý không cho bé ngồi hẳn xuống.
4. Khám bác sĩ nếu tình hình quá nghiêm trọng
Nếu chân bé bị vòng kiềng nặng, lại quá 5 tuổi, cha mẹ nên cho bé đến khám bác sĩ để được tư vấn
Bạch Ngân Theo TT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét